top of page

Piping Component và Những Nguyên Tắc Cơ Bản Trong Thiết Kế Đường Ống (Phần 2 – Pipe)

Updated: Dec 30, 2020

Xin chào các bạn! Đến hẹn lại lên, Happy rất vui khi quay trở lại chia sẽ những kiến thức hay, bổ ích về đường ống cho mọi người.

Hôm nay, Happy tiếp tục với phần 2 – pipe của chuỗi bài viết về piping component/ fitting (thành phần cấu tạo của đường ống) và những nguyên lý cơ bản nhất một kỹ sư thiết kế đường ống cần biết trong quá trình thiết kế ống.

Pipe là thành phần không thể thiếu và quan trọng nhất trong thiết kế đường ống, có rất nhiều cách phân loại pipe trong kỹ thuật:

1. Phân loại theo độ dày thành ống: các bạn hay nghe hai thuật ngữ là

+ Schedule (sch): để chỉ độ dày đường ống theo tiêu chuẩn ASME B36.10 (Welded and seamless wrought steel pipe) và ASME B36.19 (Stainless pipe), và trong standard này quy định rõ độ dày thành ống theo từng schedule sau: 5s, 5, 10s, 10, 20, 30, 40s, STD, 40, 60, XS, 80s, 80, 100, 120, 140, 160, XXS tương ứng với từng kích thước ống khác nhau. Schedule càng lớn ống càng dày nếu so sánh hai ống có cùng một đường kính danh nghĩa (Nominal pipe size – DN)

Link tải tiêu chuẩn ASME

Ví dụ: Ống 6” – Sch10s sẽ có độ dày 3.4mm

+ Wall thickness: để chỉ rõ bề dày thành ống khi đề cập đến một một đường ống có một kích thước đi kèm.

Ví dụ: Ống 2” có wall thickness 3.18mm

Theo tiêu chuẩn phân chia kích thước đường ống ASME B36.10, nếu hai ống có cùng DN (nominal pipe size – ví dụ ống 2”) mà khác nhau về độ dày (wall thickness) hoặc SCH (schedule) thì hai ống này có cùng đường kính ngoài và chỉ khác nhau về đường kính trong.

Ví dụ: Ống 2” khác nhau Sch sẽ khác nhau về độ dày

2. Phân loại theo kích thước ống: Theo tiêu chuẩn ASME B36.10, piping trong thiết kế đường ống được chia theo những kích thước như sau:

Bảng trên là kích thước piping thường sử dụng trong thiết kế đường ống công nghệ. Ngoài ra còn nhiều kích thước khác, nếu các bạn muốn tìm hiểu đầy đủ kích thước của các loại ống thì vui lòng đọc ASME B36.10.

Đối với những ống có nominal pipe size lớn hơn hoặc bằng 14” thì đường kính ngoài của ống bằng đúng kích thước của nominal pipe size.

Ví dụ: Nominal pipe size 14" nghĩa là OD=14x25.4=356.6 (mm)

3. Phân loại theo phương pháp chế tạo ống:

Happy đã từng có một bài viết về cách phân loại này, các bạn vui lòng đến đường link bên dưới để tìm hiểu thêm nhé

4. Phân loại theo vật liệu làm ống:

a) Phi kim: Piping được sản xuất từ nhựa tổng hợp, polymer, sợi thủy tinh… và thường được gọi theo tên như: PVC, GRE, Elastopipe, Flexible hose (ống mềm)…

b) Kim loại: Piping được sản xuất từ kim loại được sử dụng phổ biến nhất trong thiết kế đường ống công nghiệp và dầu khí và chiếm tỉ trọng cao trong một dự án

Khi phân loại piping theo vật liệu từ kim loại, người ta thường phân chia nhỏ như sau:

- Kim loại có tính ăn mòn cao: Thường là thép carbon với hàm lượng sắt trong thành phần cấu tạo ống cao, những ống này thường sử dụng trong thiết kế ống ít tiếp xúc với hóa chất và các chất có tính ăn mòn cao như axit…

- Kim loại có tính ăn mòn thấp: Thường là thép trắng (stainless steel), tuy nhiên loại thép này vẫn còn hàm lượng sắt trong thành phần cấu tạo – nhưng rất thấp so với carbon steel. Ngoài ra tính ăn mòn của thép loại này còn phụ thuộc vào thành phần và hàm lượng của các kim loại khác trong cấu trúc của thép như: crom, niken, đồng…

- Kim loại có tính ăn mòn rất thấp hoặc không ăn mòn: Thường là duplex hoặc super duplex stainless steel, piping loại này có khả năng chống ăn mòn cực tốt trong các môi trường tồn tại hóa chất hoặc axit. Ngoài ra vật liệu này còn có cơ tính và độ cứng rất tốt do hàm lượng niken và crom trong thành phần cấu tạo rất cao.

- Kim loại màu: Đồng, nhôm hoặc một số kim loại quý cũng được sử dụng để chế tạo ống trong thiết kế và thi công. Ngoài ra người ta thường dùng kẽm để mạ lên ống thép carbon để tăng khả năng chống ăn mòn của những loại ống này. Trong thiết kế, chúng ta phải chú ý là ống mạ kẽm sẽ không được hàn và thường dùng ren để kết nối lại, vì mối hàn sẽ làm cháy lớp kẽm, đồng thời làm mất đi tính chất của nó khi kết hợp với ống carbon steel.

Ống Cu-Ni (Đồng-Niken)

Phía trên là một bài viết rất cơ bản về pipe trong thiết kế đường ống. Nếu các bạn có bất kì thắc mắc hoặc cần trao đổi gì thêm thì vui lòng để lại lời nhắn, Happy và các cộng sự sẽ trả lời các bạn một cách nhanh chóng và chính xác nhất.

Chúc các bạn cuối tuần vui vẻ, và đừng quên chia sẽ bài viết này cho bạn bè và anh em piping cùng nhau biết nhé! Hẹn gặp lại các bạn vào thứ bảy tuần tới!

bottom of page