top of page

AVEVA E3D – Tương Lai Của Lĩnh Vực Thiết Kế EPCIC (Phần 1 – Giao Diện Sinh Động)

Updated: Jul 30, 2022

Trước khi nói về phần mềm E3D thì có lẽ các chiến binh piping designer chúng ta đều biết rằng PDMS là một phần mềm thiết kế dự án EPCIC cực kỳ thông minh, lớn mạnh và cũng là một trong các phần mềm thiết kế nổi tiếng nhất của thị trường thế giới.

Đến cuối 2012, kế thừa sự thành công của PDMS, AVEVA đã cho phát hành phần mềm E3D, ngay khi vừa phát hành, E3D đã là một cú hit cực lớn vào thị trường phần mềm, các công ty lớn từ Châu Á, Châu Âu và nước Mỹ đều thốt lên “WOW” khi đón nhận E3D, sự ra đời của E3D trên toàn thế giới là một cuộc cách mạng về thiết kế hiệu quả, năng suất cao và cho ra bản vẽ một cách nhanh nhất có thể, thúc đẩy mạnh chân lý “xây dựng tinh gọn – Lean Construction (1)” lúc bấy giờ. Vậy thì phần mềm E3D có những gì để có thể thành công như vậy, Happy sẽ đưa chúng ta qua 3 phần chính phản ánh những thế mạnh nổi bật của E3D đó chính là:

Phần 1: Giao diện sinh động

Phần 2: Draw Module: module thông minh để hoản thiện bản vẽ từ 3D Model

Phần 3: Công nghệ Laser Scanning – Giải pháp hiệu quả đối với dự án Brownfield (2)


Phần 1 – Giao diện sinh động:

Một giao diện cực kỳ thân thiện và hấp dẫn con mắt là điều các bạn sẽ cảm nhân được đầu tiên khi lần đầu tiếp xúc với E3D. Các chiến binh piping designer chắc không còn ai xa lạ với giao diện của phần mềm AutoCAD, đó là giao diện dạng Ribbon, E3D đã sử dụng loại giao diện này với thanh Toolbar liệt kê các đầu mục chính và xổ xuống các icon chức năng có hình minh họa to và rõ ràng để mắt chúng ta dễ dàng tìm thấy và click chuột, trong khi PDMS thể hiện các icon này khá nhỏ và gây khó khăn khi tìm kiếm chức năng cũng như khó click chuột vào). Vì giao diện rất dễ sử dụng và thân thiện với người mới sử dụng nên E3D sẽ tiết kiệm được thời gian đào tạo phần mềm đối với các piping designer mới.

Giao diện toolbar các icon chức năng rõ ràng sinh động của E3D

Giao diện các icon chức năng của PDMS có phần hơi nhỏ, chưa trực quan

Tiếp theo là phần thể hiện các chi tiết thiết kế bao gồm: Piping, Equipment, Structure…, với việc sử dụng hệ thống màu sắc cùng với sự render đường nét chi tiết tinh xảo, E3D đã sẽ đưa chúng ta đến với cái nhìn thật nhất có thể, cá nhân Happy thấy rằng E3D thể hiện chi tiết còn đẹp hơn phần mềm review chuyên dụng là Navisworks, tuy nhiên với sự cải tiến về thể hiện chi tiết thì đòi hỏi máy tính cần sử dụng cũng cần phải là máy tính có cấu hình cao hơn, các piping designer có nhu cầu sử dụng E3D trên máy cá nhân cũng cần lưu ý đầu tư một máy tính có card màn hình kha khá nhé.

Equipment, Piping và Structure được thể hiện sinh động trong E3D

Và cuối cùng là điều Happy cảm thấy thích nhất chính là giao diện tạo và chỉnh sửa cũng như mọi thao tác cơ bản khác của E3D thể hiện rõ ràng từng thao tác nhỏ với icon thân thiện, ở hình 4 là một ví dụ về cửa sổ Piping Component Editor, nếu như ở PDMS các thao tác được thể hiện ở dạng text gây khó khăn cho người mới và hạn chế tầm hoạt động của chuột, thì ở E3D đã được sinh động hóa bằng các icon, thể hiện thông tin về tên line, spec, branch và trình bày theo thứ tự các bước từ trên xuống dưới trong việc tạo một đường ống, các tool position, orentation được chia thành từng label riêng kèm theo hình ảnh và lựa chọn dễ hiểu.

Cửa sổ Piping Component Editor thân thiện, trực quan

Tất nhiên những ví dụ Happy còn rất nhỏ trong số rất nhiều cải tiến về giao diện mà E3D đã cải tiến quá tốt so với tiền bối PDMS, các bạn sẽ phát hiện được nhiều sự cải tiến này nếu bắt tay sử dụng E3D.

Các bạn thấy đó, chưa cần sử dụng chi tiết mà chỉ cần lướt qua giao diện thích mê của E3D đã đủ khiến cho các chiến binh pipingdesigner yêu ngay từ cái nhìn đầu tiên rồi, còn 2 điều rất tuyệt vời của phần mềm E3D sẽ được Happy trình bày trong các bài viết tiếp theo nhé, chúc các chiến binh piping designer có một buổi tối vui vẻ bên gia đình và người thân.


Chúc các chiến binh piping designers cuối tuần vui vẻ :)!


P/S: Hẹn gặp lại các bạn trong chương trình tối thứ 7 tuần sau. Và hãy chia sẽ bài viết đến những người quan tâm nhé.


Ghi chú:

(1) Xây dựng tinh gọn: cách để thiết kế các hệ thống sản xuất nhằm giảm thiểu sự lãng phí vật liệu, thời gian, và nỗ lực để tạo ra giá trị lợi nhuận lớn nhất có thể.

(2) Brown Field: nói về công trình đã được thi công đưa vào vận hành & giai đoạn hiện tại đang được thiết kế hoán cải lại.

bottom of page