Với mong muốn giới thiệu tổng quan các loại công trình dầu khí ngoài khơi phổ biến hiện nay, PipingDesigners.vn tin rằng bạn sẽ yêu thích và ước mơ một ngày được góp sức vào các công trình dầu khí Việt Nam, góp phần nâng cao giá trị người Việt và bảo vệ chủ quyền Biển Đảo Việt Nam.
Nội dung bài viết gồm:
Như bạn đã biết các công trình dầu khí là một cấu trúc dùng để khoan, khai thác, xử lý dầu-khí thiên nhiên, chứa dầu-khí tạm thời trong lúc chờ chuyên chở đến nơi chế biến hoặc bán ra thị trường. Tùy theo độ sâu, đặc điểm địa chất... các công trình dầu khí có thể được cố định với đáy biển, có thể trôi nổi như một đảo nhân tạo hoặc có thể dễ dàng di chuyển từ nơi này đến nơi khác.
Ta có thể chia làm 2 loại: Giàn có chân đỡ (Bottom supported Platform) và Giàn thả nổi (Floating Platform).
A. Bottom supported Platform: chia làm 3 loại
1. Fixed Platform: có 3 bộ phận chính: Jacket, Topside và Foundation (piles)là các giàn khai thác có độ sâu từ 6-300m nước được lắp đặt đầu tiên năm 1947 do tập đoàn Ker-McFee tại Vịnh Mexico.
2.Gravity Based Platform (GBP): được ra đời năm 1970, GBP có khả năng tự đứng vững trước các điều kiện môi trường khắc nghiệt như giá lạnh, các đợt sóng lớn nhờ vào khối lượng siêu trọng của phần chân đế và topside. Một số GBP có thể nặng tới 1,200,000 tấn. GBP được xem là một bước tiến quan trọng trong việc đơn giản hóa khâu lắp đặt offshore. Vì với mực nước sâu hơn 300m, chi phí và rủi ro trong quá trình thi công lắp đặt những Fixed Platform là cực kỳ lớn.
3.Compliant Tower: có cấu tạo “dẻo”, hệ thống cọc và dây chằng đặc biệt giúp Compliant Tower có khả năng dịch chuyển và uốn cong trước tác động của gió và sóng biển. Năm 1983, Compliant tower ra đời, đây được xem là một cấu trúc cải tiến từ Fixed Platform.
4.Giàn khoan tự nâng (Jack up rig): là một loại giàn khoan di động, gồm một thân tàu có khả năng nâng lên hạ xuống nhờ vào các chân thép dài và hệ thống bánh răng. Jack-up rig được trang bị hệ thống máy móc hiện đại có khả năng khoan sâu đến 1000m.
Ở nước ta hiện nay có:
3 giàn khoan tự nâng PVD1, PVD2 và PVD3 của Tổng công ty Khoan và Dịch vụ khoan Dầu khí (PV Drilling) mua của Singapore, có khả năng hoạt động ở độ sâu 90 đến 120m nước.
3 giàn khoan tự nâng Tam Đảo 1, Tam Đảo 2 và Cửu Long của Liên doanh dầu khí Vietsovpetro (trong đó chỉ có giàn Tam Đảo 2 là công nghệ mói, các giàn còn lại lạc hậu hơn và chỉ hoạt động được ở độ sâu dưới 60m nước).
Năm 2009, PV Shipyard làm tổng thầu, tiến hành đóng giàn khoan tự nâng Tam Đảo 3, có tỷ lệ nội địa hóa 30%
Tháng 12/2013, PV Shipyard đóng tiếp giàn khoan tự nâng Tam Đảo 5 (18,000 Tấn, có thể hoạt động ở độ sâu 120m nước)
B.Floating Platform: chia làm 3 loại
1.Semi-Submersible: ra đời năm 1961, có tính kinh tế và tính linh động hơn nhằm khắc phục nhược điểm của các giàn Fixed Platform trước đó vốn chỉ được cố định tại một vị trí, khả năng tái sử dụng hầu như rất thấp, gây lãng phí. sự phát triển vưọt bậc của hệ thống marine riser và hệ thống dây chằng gia cố cũng chính là tiền đề cho sự ra đời của semi-submersible. Các chân trụ của giàn khoan submersible vốn có khả năng bơm vào hoặc thải nước ra, giúp chúng dễ dàng chìm xuống đáy biển hoặc nổi lên mặt nước.
2.FPSO (Floating Production Storage and Offloading): năm 1977, tập đoàn đa quốc gia Shell đưa FPSO đầu tiên đi vào khai thác ngoài khơi Castellón, Tây Ban Nha. Cho đến tháng 11/2013, trên thế giới có khoảng 200 FPSO đang hoạt động.
3.TLP (Tension Leg Platform) TLP là một trong những giàn khoan hoạt động ở chế độ thả nổi, tuy nhiên TLP được cố định tại một vị trí trong suốt quá trình khai thác nhờ vào hệ thống dây chằng “buộc” sâu vào đáy biển. Những năm đầu thập niên 1970, một nhóm Kỹ sư tại California đã cho ra đời bản thiết kế Tensión Leg Platform đầu tiên trên thế giới. Năm 1984, TLP đầu tiên được đưa vào sử dụng tại North MiniTLP ra đời sau đó không lâu, với concept tương tự như TLP nhưng chi phí vận hành thấp hơn.
Comments