top of page
  • Writer's pictureHappy

PDMS - Lịch Sử và Tương Lai?

Updated: Mar 30, 2021

Hi! Hi! Hi! Xin chào tất cả các bạn. Ngày mới lại bắt đầu và hành trình tiến tới PipingDesigners/ Kỹ sư đường ống ngày thêm một gần.

Mỗi sáng mở mắt ra, biết là còn sống là một niềm vui. Có thêm một ngày là ta vui một ngày. Vui một ngày là ta có thêm cơ hội để sống theo niềm đam mê của mình. Bạn hãy sống cuộc đời của mình chứ không phải sống vì bất kỳ ai khác. Cuộc sống của bạn có hạnh phúc thì mới mong mang đến hạnh phúc cho người khác. Bạn có thấy có ai ốm đau bệnh tật, chán nản thất tình mà mang đến niềm vui, niềm hạnh phúc đến cho người khác bao giờ chưa? Mà hạnh phúc có được hay không là cũng do mình. Niềm vui ẩn chứa trong mỗi việc nhỏ bạn làm, mỗi con người bạn gặp. Happy được gặp bạn là một may mắn. Được trò chuyện, tâm sự với bạn là một phúc lớn. Lại cùng chí hướng chinh phục PipingDesigners thì đúng là chúng ta có một cái “Duyên” được định trước. Chúng ta hãy vui với niềm vui tuyệt vời này.

Có một công cụ quyền năng mà tất cả các PipingDesigners đều phải sở hữu đó là phần mềm PDMS. Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về phần mềm tuyệt vời này nhé.

PDMS là viết tắt của Plant Design Management System - hệ thống quản lý thiết kế các nhà máy, một sản phẩm của AVEVA vương quốc Anh. PDMS được biết đến như là một phần mềm CAD 3D với ngôn ngữ lập trình mở PML – Programmable Macro Language điều này cho phép bạn tự viết thêm những ứng dụng cho riêng bạn và tích hợp vào phần mềm như là những macro đi kèm; nhiều người dùng, nhiều lĩnh vực chuyên môn có thể làm việc cùng một lúc trên một mô hình 3D như Piping, Structure, Mechanical, Electrical, Instrument; dùng cho thiết kế cả dự án trên bờ và ngoài khơi.

Tiền thân của AVEVA mà bạn biết ngày nay đó là CADCentre được khai sinh năm 1967 bởi bộ công nghệ Anh tại thành phố Cambridge. Cha đẻ của PDMS là hai anh em Dick Newell và Martin Newell. Là một chuyên gia phần mềm, tốt nghiệp kỹ sư và bảo vệ tiến sĩ về cơ khí hóa học, Dick Newell còn được biết đến là người đồng sáng lập 2 công ty phần mềm CIS - Cambridge Interactive Systems và Smallworld GIS - Geographical Information System.

Sau khi chính phủ Anh, thông qua Tập đoàn công nghệ của Anh (BTG) thành lập một công ty riêng - Compeda Ltd - khai thác các phần mềm được phát triển và thuộc sở hữu của chính phủ Anh (có cả PDMS). Sau đó Công ty Compeda vẫn tiếp tục tài trợ cho CADCentre để nghiên cứu và phát triển PDMS.

Khi chính phủ Anh quyết định tư nhân hóa và bán đi tất cả các tài sản không cần chính phủ quản lý thì công ty Compeda đã được bán cho Prime Computer Inc. Tập đoàn Prime Computer cho rằng PDMS không có giá trị thương mại nên đã trả sản phẩm này cho CADCentre. Và từ đó, CADCentre được tư nhân hóa và năm 2001 đổi tên thành AVEVA.

Hiện nay AVEVA đã có phiên bản nâng cấp từ PDMS lên đó là E3D – EveryThing 3D. E3D ứng dụng các công nghệ tiên tiến: điện toán đám mây, scan laser...Mục đích của E3D ra đời để bỏ qua giai đoạn Detail trong quy trình 4 bước: Design-->Detail-->Fabrication-->Construction để tiến thẳng từ Thiết kế sang Chế tạo luôn. Điều này bạn có thể thấy rõ trong Module Draft rất thân thiện, đơn giản, nói chung giống y xì Autocad nên rất dễ sử dụng. E3D có giao diện rất thân thiện được thiết kế theo dạng Ribbon, đây là cải tiến rất lớn so với PDMS, nó giúp cho các bạn mới bắt đầu học E3D dễ tìm, dễ nhớ các công cụ có trong E3D. Có một điều đặc biệt mà các bạn đang sử dụng PDMS yên tâm là E3D vẫn có thể mở các Model từ PDMS và vẫn sử dụng được tất cả các tool đã có của PDMS. E3D chỉ có thêm và cải tiến các tính năng của PDMS chứ không bỏ đi bất kỳ thứ gì của PDMS. Hiện tại thì AVEVA vẫn song song phát triển và hỗ trợ cả 2 phần mềm PDMS và E3D.

Giao diện E3D thân thiện với các Ribbon

Nhân tiện bài viết này, Happy xin giới thiệu sơ vài nét về PDMS nhé.

PDMS có 4 cơ sở dữ liệu chính: 3D Model, Isometrics, Drawing và Reports.

Khi nói về PDMS thì bạn thường nghe về PDMS Admin và các User

PDMS Admin có nhiệm vụ tạo các User, phân quyền, tạo Team, tạo các DataBase như: CATA cho module Paragon và Spec, DESI cho Design, PADD cho Draft, ISOD cho IsoDraft và Spooler, PROD cho Propcon, DICT cho Lexicon.

Các User có thể thuộc nhiều Team khác nhau ứng với từng Module khác nhau của PDMS: Pipe work, Equipment, Structure, HVAC, Cable Tray, Hanger & Support, Draft…tùy vào chức năng của Designers.

Cách phân cấp lưu trữ trong PDMS từ World->Site->Zone

Có câu hỏi là: “Bạn nên chọn trở thành PDMS Admin hay trở thành Designers?”

Câu hỏi rất thiết thực và thú vị đó.

Chắc chắn với những bạn mới toanh thì khi nghe chữ ”Admin” thì bị mê hoặc ngay bởi quyền lực của chữ “Admin”. Nhưng để chọn cái nào thì bạn phải xét đến sở trường và đam mê của bạn.

Nếu sở trường của bạn là quản lý cơ sở dữ liệu, yêu thích lập trình, tư duy sáng tạo và làm việc độc lập thì nên chọn PDMS Admin. Lựa chọn này theo Happy thì nó hơi đơn điệu một tí. Vì trong một dự án thì chỉ có mỗi một ông Admin. Trong một Team Piping thì chỉ có một hoặc vài ông có kiến thức Admin. Nên sự chia sẽ, trao đổi kinh nghiệm, bàn luận giúp đỡ lẫn nhau không nhiều. Thêm vào đó là cơ sở dữ liệu các dự án đa phần là giống nhau nên có không nhiều những cái mới, những thử thách. Vì thế Happy chọn cho mình sẽ trở thành PipingDesigners. Còn vì sao thì như các bạn đã biết và những điều sẽ biết trong tương lai. Từ từ bạn sẽ nhận ra điều thú vị này thôi.

Đến đây Happy xin dừng lại. Bài này với mục đích giới thiệu về lịch sử ra đời của PDMS, thêm một chút so sánh giữa PDMS với E3D, giới thiệu các module có trong Admin và Design và lý do bạn nên chọn PipingDesigners thay vì PDMS Admin.

Chúc bạn luôn vui vẻ và thành công!

bottom of page