Xin chào các bạn đến với trang web pipingdesigners.vn. Trong bài viết tuần này chúng ta cùng tìm hiểu về cách đọc bản vẽ Equipment Layout/ Plot Plan. Bài viết gồm 3 phần như bên dưới và do bài viết khá dài nên được tách thành 2 phần giúp bạn dễ đọc dễ hiểu.
Nội dung bài viết gồm:
A. Basic
Trong dự án EPCI nói chung và lĩnh vực đường ống nói riêng có rất nhiều tài liệu và bản vẽ được sử dụng. Về cơ bản thì bản vẽ được phân loại thành 3 nhóm chính như sau:
Diagram: ví dụ như sơ đồ công nghệ PFD, UFD và P&ID. Sơ đồ này được dùng thể hiện các ý tưởng concept là chính do không thể đo đạc kích thước như các bản vẽ dùng trong quá trình thi công chế tạo.
Drawing: như bản vẽ Equipment Layout, Plot Plan, Piping General Arrangement ( Piping GA). Bản vẽ này thể hiện việc bố trí các thiết bị, hệ thống đường ống trong các công trình onshore/ offshore ở tỉ lệ scale hợp lý và bản vẽ được sử dụng hỗ trợ quá trình thiết kế, mua sắm và thi công.
Key Plans: dùng để chia mặt bằng tổng thể nhà máy thành từng khu vực nhỏ, để từ đó có thể phát hành bản vẽ thể hiện nội dung từng khu vực đó với tỉ lệ scale phù hợp. Đối với lĩnh vực đường ống thì bộ đôi Key Plans & Piping GA drawing sẽ luôn đi kèm với nhau. Key Plans thể hiện quy hoạch tổng thể của công trình, còn Piping GA drawing thể hiện nội dung chi tiết ở từng khu vực.
Sau khi tìm hiểu qua 3 nhóm bản vẽ chính, chúng ta tiếp tục đi đến phần kích thước khổ giấy và tỉ lệ scale thường dùng trên bản vẽ nhé.
Đầu tiên là về khổ giấy, như các bạn đã biết trong môn vẽ kỹ thuật thì có rất nhiều khổ giấy từ A0~A4, tuy nhiên khổ giấy được dùng phổ biến nhất cho hầu hết các bản vẽ là khổ A3 với kích thước lần lượt là W 297mm x L 420mm. Với khổ giấy A3 này thì vừa đủ không gian để thể hiện nội dung cần thiết và vừa tiện lợi trong quá trình mang ra công trường.
Tiếp theo là cũng tìm hiểu qua tỉ lệ scale, các bản vẽ thể hiện góc nhìn tổng thể như bản Key Plan, Plot Plan/ Equipment Layout thường dùng tỉ lệ scale lớn 1:100, 1:250.
Và những bản vẽ cần tập trung vào chi tiết như Piping General Arrangement, Pipe Support sẽ sử dụng tỉ lệ scale nhỏ hơn như 1:20, 1:33, 1:50.
Vậy còn bản vẽ Piping Isometric sử dụng tỉ lệ scale như thế nào?
Bạn cùng tham khảo qua các hình ảnh bên dưới để hiểu rõ hơn về khổ giấy cũng như tỉ lệ scale nhé:
Tỉ lệ scale thu nhỏ cho phép có thể vẽ trình bày những hệ thống lớn lên bản vẽ để đọc dễ dàng
Tỉ lệ Scale 1/1000: có nghĩa là 1m (1000mm) ngoài thực tế sẽ được vẽ tương đương 1mm trên bản vẽ.
Tỉ lệ Scale 1/33: có nghĩa là 1m(1000mm) ngoài thực tế sẽ được vẽ tương đương 30mm trên bản vẽ.
B. Bố cục của bản vẽ
Để đọc hiểu bản vẽ kỹ thuật bạn làm quen với một số tiêu chuẩn, quy tắc và những ký hiệu cơ bản cho từng loại bản vẽ. Nhưng trước khi vào đọc hiểu phần bản vẽ chính thì việc tìm hiểu những thông tin trong khu vực xung quanh bản vẽ cũng rất quan trọng.
Do đó bài viết này sẽ đề cập nội dung thường gặp xung quanh bản vẽ. Cách bố trí và định dạng những thông tin trên bản vẽ sẽ thay đổi tùy theo từng chủ đầu tư, công ty thiết kế, nhà thầu nhưng về cơ bản các nội dung chính cần có như nhau.
Bản vẽ kỹ thuật có thể chia thành 5 khu vực như sau:
-1. Grid system
-2. Title block
-3. Revision block
-4. Notes and legends
-5. Engineering drawing (Graphic portion)
Trong đó 4 phần đầu có thể gọi là phần non-drawing nhưng cũng cung cấp những thông tin quan trọng về bản vẽ. Nên việc đọc và hiểu những thông tin trong khu vực trên cũng quan trọng như việc đọc bản vẽ chính.
1. Grid System
Bản vẽ thường có nhiều chi tiết do đó để tìm một ống, một thiết bị sẽ khó khăn và mất thời gian. Đặt biệt là đổi với bản vẽ P&ID và Piping GA, khi một đường ống chạy xuyên nhiều bản vẽ. Để hỗ trợ quá trình tìm kiếm định vị các đối tượng nhanh chóng thì hệ thống lưới-Grid System như hình bên dưới thường được sử dụng.
2. Title block
Thường được bố trí ở góc dưới bên phải của bản vẽ, nó chứa những thông tin cần thiết để xác định và kiểm tra tính đúng đắn của bản vẽ. Title block gồm những thông tin sau: tên dự án, tên chủ đầu tư, nội dung bản vẽ.
3. Revision block
Khu vực thể hiện lịch sử phát hành bản vẽ, cụ thể là revision, ngày phát hành, người làm, người kiểm tra và phê duyệt. Lần phát hành đầu tiên có thể là rev 00, sau đó khi bản vẽ có thay đổi cần cập nhật và phát hành lại thì rev sẽ tăng dần lên rev 01, rev 02...vv.
4. Notes & Legends
Notes: các ghi chú của bản vẽ, cần đọc kỹ các ghi chú này để hiểu và làm đúng theo yêu cầu của bản vẽ. Và đối với Notes trên bản vẽ P&ID kỹ sư đường ống càng phải chú ý đọc hiểu rõ ràng để có thể thiết kế ống đúng yêu cầu kỹ sư công nghệ.
Legends: Bản vẽ được trình bày dựa trên các đường nét và ký hiệu theo tiêu chuẩn, nhưng có một số ký hiệu đặc biệt được dùng riêng cho từng bản vẽ cần thể hiện trong từng bản vẽ giúp người đọc dễ dàng tra cứu thông tin.
5. Engineering drawing
Đây là khu vực lớn nhất dùng để thể hiện nội dung chính của bản vẽ theo tỉ lệ scale phù hợp, để bản vẽ rõ ràng và có thể đọc dễ dàng. Đến đây thì Harry tin rằng các bạn đã nắm được những nhóm bản vẽ chính cũng như bố cụ của một bản vẽ kỹ thuật. Hẹn gặp lại các bạn trong bài viết tuần sau, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết bản vẽ Equipment Layout. Chúc bạn và gia đình mùa cuối năm ấm áp và nhiều điều tốt đẹp.
Comments