top of page
  • Writer's pictureHappy

NAVISWORKS - Phần 3: Sectioning và Các Cách Tạo Khối Cắt, Mặt Cắt

Updated: Dec 30, 2020

Xin chào các bạn, đến hẹn lại lên hôm nay mình sẽ giới thiệu với các bạn về Sectioning (hiểu đại khái là cách tạo mặt cắt) trong Navisworks. Trong Naviswork có 2 chế độ tạo mặt cắt gồm: cắt theo khối hoặc cắt theo mặt phẳng.

Vậy tại sao chúng ta cần các công cụ này?

Đối với một model nhỏ (ví dụ như cụm Fuel Gas Skid hoặc nhỏ hơn) các bạn có thể dễ dàng quan sát được mọi Item. Các Item không bị che khuất bởi các item khác hoặc các bạn có thể thay đổi góc nhìn nếu item bị che khuất một phần. Nhưng đối với các model lớn (ví dụ như Wellhead Platform, Central Processing Platform-CPP …), bạn không thể quan sát đầy đủ mọi góc nhìn do item bị che khuất quá nhiều. Khi đó bạn cần các công cụ như cắt theo khối hoặc cắt theo mặt phẳng để có thể quan sát cục bộ item mà mình muốn.

1. Sectioning Tool:

Để mở chế độ Sectioning, chúng ta vào Viewpoint và chọn Enable Sectioning.

Hình 1: Cách Mở Sectioning

Sectioning có 2 loại đó là Sectioning theo chế độ Box (cắt theo hình khối) hoặc Sectioning theo chế độ Planes (cắt theo mặt phẳng).

1.1 Sectioning theo Planes:

Sau khi chọn Enable Sectioning xong, chúng ta sẽ thấy thanh công cụ thay đổi thành như sau nếu chế độ Sectioning theo Planes được bật:

Hình 2: Thanh Công Cụ Sectiong Tools Ứng Với Chế Độ Planes

Ở đây:

+ 1: Để bật tắt chế Sectioning

+ 2: Các option tương ứng với chế độ Sectioning Planes.

Trong đó:

- Current Plane: thể hiện mặt cắt hiện tại, chúng ta có tổng cộng 6 mặt cắt tương ứng với Top, Bottom, Front, Back, Left, Right.

- Alignment: có các tùy chọn về các loại mặt cắt (chọn 1 trong 6 loại mình nêu ở trước) hoặc Align To view (chọn mặt cắt tương ứng với góc nhìn mà người dùng đang sử dụng), Align to surface (chọn mặt cắt theo theo một phẳng nào đó mà ta chọn), Align to line (chọn mặt cắt theo line).

-Link Section Planes: kết nối các mặt cắt với nhau (khi bạn move mặt cắt này thì mặt cắt thứ 2 sẽ move theo cùng, nếu bạn link đủ 6 mặt cắt với nhau bạn sẽ có được Sectioning theo khối)

+ 3: Khu vực này chứa các option như Move mặt cắt, Rotate mặt cắt hoặc chọn mặt cắt bao trùm item đã được chọn (Fix selection).

Để Move, Rotate các bạn chọn các option tương ứng sau đó bạn có 2 cách để thực hiện tiếp:

· Cách 1: Bọn click vào dấu mũi tên ở Transform

Hình 3: Cách Move, Rotate Với Số Liệu Chính Xác

Khi đó cửa sổ sau hiện ra, các bạn input thông số để Move hoặc Rotate tương ứng.

Hình 4: Nhập Thông Số Về Position Hoặc Rotation

· Cách 2: Các bạn sử dụng hệ tọa độ xuất hiện trong không gian làm việc của Navisworks để kéo thả tới tọa độ mới hoặc xoay mặt cắt theo ý muốn của bạn

Hình 5: Kéo Thả Hệ Tọa Độ Để Modify Mặt Phẳng Cắt

Fix selection có tác dụng tạo mặt cắt theo đối tượng mà bạn chọn. Khi ban chọn 1 pipe sau đó bấm Fix selection, 1 mặt phẳng cắt sẽ được tự động tạo ra và bao trùm đối tượng mà bạn đã chọn trước đó.

1.2 Sectioning theo Box

Đối với Sectioning theo Box, ta sẽ có thanh công cụ tương ứng như sau:

Hình 6: Thanh Công Cụ Sectioning Tools Ứng Với Box Mode

Ở đây chúng ta quan tâm tới các khu vực:

+ 1: Tắt mở Sectioning

+ 2: Chế độ Sectioning (thay đổi từ Box sang Planes và ngược lại)

+ 3: Các optioning tương ứng với chế độ Box. Tương tự như chế độ Planes chúng ta có Move, Rotate, Fix Selection và có thêm Scale khối cắt.

Các option trong thẻ Transform (Move, Rotate, Scale, Fix Selection) hoạt động tương tự như ở chế độ Planes. Các bạn xem lại ở phần trước nhé.

Như vậy làm mình đã giới thiệu xong Sectioning và các cách tạo mặt cắt và khối cắt. Chúc các bạn cuối tuần vui vẻ. Hẹn gặp lại các bạn vào thứ bảy tuần sau!

Comments


bottom of page